Dưới đây là 8 “trận đánh một ngày” đẫm máu nhất trong lịch sử (không liệt kê những trận đánh đẫm máu hơn nhưng diễn ra trong nhiều ngày):

1. Mỹ

Nội chiến Mỹ bước vào tháng thứ 18. Hai đội quân miền bắc và miền nam đụng độ ở Maryland chỉ cách thủ đô Washington 96km về phía tây bắc.

Trận Antietam.

Vào ngày 13/9/1862, các quân nổi dậy dưới quyền chỉ huy của Robert E. Lee đã chiếm một bang biên giới trung lập với hy vọng sự hiện diện của một đội quân lớn của miền nam sẽ ép các cư dân ở đây gia nhập lực lượng nổi dậy.

Hơn 75.000 quân của Liên minh miền Bắc Hoa Kỳ dưới quyền chỉ huy của George McClelland dàn đội hình để đánh chặn quân Liên minh miền Bắc Hoa Kỳ. Đây là một trận đánh quyết định, diễn ra bên ngoài thị trấn Sharpsburg gần một dòng suối nhỏ tên là Antietam.

Chiến sự bắt đầu vào lúc rạng sáng ngày 17/9 và tiếp tục đến chiều muộn. Các lực lượng đối địch chiến đấu đến khi kiệt sức hoàn toàn. Khoảng 18h thì im tiếng súng. Khi đó, tổng số thương vong là 20.000 người, trong đó có 4.000 người tắt thở.

Nội chiến Mỹ kéo dài thêm hai năm rưỡi nữa nhưng cho tới tận hôm nay, trận đánh Antietam vẫn là trận đánh đẫm máu nhất diễn ra trong một ngày trong toàn bộ lịch sử Mỹ, thậm chí còn đẫm máu hơn cả trận Trân Châu cảng và vụ tấn công 11/9.

Nhưng đấy là Mỹ. Còn các quốc gia khác không có may mắn ít thương vong hơn.

2. Anh

Nước Anh đã mất gần như từng ấy sinh mạng chỉ trong vài giờ đầu của trận tắm máu kéo dài vài tháng trong trận tấn công Somme.

Trận Somme.

Vào ngày 1/7/1916 hơn 54.000 lính Anh thuộc Tập đoàn quân số 3 và 4 đã bị nghiền nát bằng súng máy và trọng pháo khi họ lê bước qua vùng đất trống tiến về phòng tuyến quân Đức nằm phía đông thị trấn Albert.

Cuộc tấn công này khiến 20.000 người chết. Nhiều đơn vị gần như bị xóa sổ hoàn toàn. Các đơn vị như là Trung đoàn Newfoundland Hoàng gia hứng chịu tổn thất quá 90%.

Mặc dù các lực lượng liên quân Anh-Pháp cố gắng đột phá chiến hào quân Đức ở một số điểm nhất định dọc theo tuyến mặt trấn 20km, nỗ lực của họ cuối cùng bị sa lầy và tạo ra thế giằng co trong 141 ngày với hơn 1 triệu thương vong. Cho đến nay, mức độ đổ máu ở Somme vẫn là biểu tượng hùng hồn về sức hủy diệt của chiến tranh chiến hào.

Chiến tranh tàn khốc qua lời kể của một “con tốt”

VOV.VN – Qua lăng kính của một “con tốt” – người lính cấp thấp nhất thực thi nhiệm vụ cấp trên, chiến tranh luôn tàn khốc, căng thẳng và nhiều giằng xé.

Ấy thế nhưng, ngày 1/7/1916 chưa phải là ngày chết chóc nhất trong lịch sử Anh Quốc. Một trận huyết chiến khác xảy ra vào thời điểm 453 năm trước Thế chiến thứ nhất. Trận chiến đó diễn ra trong Cuộc chiến tranh Hoa hồng.

Vào ngày 29/3/1461, 30.000 lính của vua Edward IV giáp mặt 35.000 lính trung thành với dòng họ Lancaster gần thị trấn Towton. Quân hai bên chém giết lẫn nhau trong cả ngày giữa lúc có một trận cuồng phong vây quanh họ.

Các sử gia đương thời ước tính con số thương vong vào thời điểm ngưng chiến là 27.000 lính Anh bị chém chết – tương đương với 1% dân số toàn nước Anh khi đó. Trong vài năm gần đây, một số sử gia đã ước tính số thi thể đếm được ở mức thấp hơn 10.000, nhưng số khác vẫn duy trì con số thương vong ban đầu.

3. Pháp

Không có gì mập mờ về số lượng binh sĩ Pháp tử trận ở Rossignol gần Ardennes vào ngày 22/8/1914. Các binh sĩ Pháp đã dốc sức chặn đà tiến của quân Đức trong trận Biên giới Bắc Pháp. Kết quả là hơn 27.000 lính của Đệ tam Cộng hòa đã chết như ngả rạ dưới tay quân đội của hoàng đế Đức. Trận này là trận đẫm máu nhất trong một ngày trong lịch sử Pháp.

Trận Rossignol.

Ngày 18/6/1815 là một ngày đen tối khác của Pháp. Khi đó Đại quân của Napoleon đã thảm bại tại Waterloo. Tới 1/3 số quân của Napoleon (tổng cộng 25.000 người) bị thương vong trong cuộc đấu kéo dài hơn 10 tiếng đồng hồ. Phía Anh hứng chịu tổn thất là 15.000 người chết và bị thương, còn Phổ bị thương vong 7.000 người. Trước khi màn đêm buông xuống, có tới 30.000 lính phơi thây trên chiến trường.

Trận Waterloo.

Người ta kể rằng số tử sĩ nhiều đến nỗi mà những kẻ chuyên trục lợi từ xác chết đã kiếm lời bằng cách bán những chiếc răng lấy từ miệng của các thi thể nằm rải rác trên chiến trường. Các nha sĩ mua cả ngàn chiến lợi phẩm như thế này để sử dụng vào việc chế các răng giả trong các năm tới.

Trên thực tế, đối với một thế hệ sinh sau vụ chém giết này, các bộ răng giả trên khắp Tây Âu còn được đặt biệt danh “răng Waterloo”.

Nguồn tin liên quan:

https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BA%ADn_Ng%E1%BB%8Dc_B%C3%ADch